Xét nghiệm hơi thở

Tại sao xét nghiệm hơi thở lại chẩn đoán được nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori)?

Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là gì?

Năm 1994 tổ chức y tế thế giới WHO xếp vi khuẩn H. pylori thuộc nguy cơ nhóm 1 có khả năng gây ung thư ở người, tiếp sau đó năm 2014 tổ chức y tế thế giới ra khuyến cáo điều trị diệt trừ vi khuẩn H. pylori được coi là chiến lược làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Nhiễm vi khuẩn H. pylori khá phổ biến, theo số liệu nghiên cứu dịch tễ học mới công bố gần đây vào năm 2017-2018, hiện nay có khoảng 47-50% dân số thế giới nhiễm vi khuẩn H. pylori, trong đó các nước phát triển thuộc khu vực tây Âu – bắc Mỹ, Australia và New Zealand có tỷ lệ nhiễm khá thấp. Ngược lại nhiều nước đang phát triển ở châu Phi, trung Mỹ và nam Mỹ, đông nam châu Á - nam Á là những khu vực có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori khá cao, khoảng từ 50% đến trên 70% dân số.

Tuy nhiên khi chúng ta bị nhiễm vi khuẩn H. pylori thì cũng không nên mất tinh thần và lo lắng quá mức, tại sao vậy?

Mặc dù số lượng người nhiễm vi khuẩn H. pylori rất nhiều và rất phổ biến, nhưng chỉ có khoảng từ 15-20% số người nhiễm vi khuẩn H. pylori có khả năng phát triển thành bệnh lý và các bệnh lý đó cũng rất đa dạng, như:

  • Rối loạn tiêu hóa chức năng
  • Viêm dạ dày, viêm tá tràng
  • Loét dạ dày, loét tá tràng
  • Ung thư dạ dày
  • U lympho dạ dày
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu