Ký sinh trùng - Strongyloides Tercoralis (Giun lươn)

1. Bệnh giun lươn là gì?

Bệnh giun lươn hình thành do ấu trùng giun lươn xâm nhập vào cơ thể bằng cách chui qua da, đi theo đường tĩnh mạch chạy lên tim, qua phổi rồi tới khí quản, hầu, sau đó di chuyển xuống thực quản và ruột để sinh trưởng thành giun trưởng thành.

Giun lươn được xếp vào loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa do nó có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể người và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong. Số người mắc bệnh giun lươn ở Việt Nam khá cao, chiếm 1 – 2 % tổng dân số, bệnh cũng có tỉ lệ tái nhiễm cao hơn so với các bệnh khác.

2. Nguyên nhân mắc bệnh giun lươn

Giun lươn trưởng thành thường sống ở niêm mạc ruột non và đẻ trứng tại đây, chúng có thể sống ở môi trường bên ngoài. Trứng giun lươn phát triển thành trùng dạng tự do và chúng bị đào thải qua phân. Khi trứng giun lươn ra ngoài môi trường, một số ấu trùng tiếp tục phats triển thành giun trưởng thành và đẻ trứng trong đất. Các ấu trùng này có thể tiếp tục xâm nhập và cơ thể và ký sinh trong cơ thể người bệnh.

Giun lươn có vỏ thân khía ngang, nông, miệng giun lươn có hai môi. Đầu giun cái lươn trưởng thành có hình thon dài và đuôi nhọn, kích thước gium khoảng 2mm x 34 mm. Giun lươn đực có kích thước khoảng 0.7 mm x 36 mm, huôi có hình móc và có hai gai sinh dục.

Trứng giun lươn có hình bầu dục, kích thước trong khoảng từ 50 – 58 mm x 30 -34 mm.

Ấu trùng giun lươn phát triển rất nhanh để thành ấu trùng có thực quản hình ụ trong trứng, và chúng tự thoát vỏ ngay trong ruột non, đi ra ngoài theo đường phân nên khi làm xét nghiệm phân rất ít khi nhìn thấy trứng giun lươn trong phân. Ngoại trừ, trường hợp bệnh nhân ỉa chảy nhiều mới thấy trứng giun lươn.

Khi ấu trùng thoát ra bên ngoài môi trường, chúng tiếp tục phát triển thành ấu trùng có thực quản hình trụ, có khả năng xâm nhập vào cơ thể người qua da hoặc chúng sống tự do ở bên ngoài môi trường. Đặc biệt, môi trường bên ngoài nóng ẩm là điều kiện phù hợp cho ấu trùng giun lươn phát triển nhưng chúng cũng có thể phát triển ở vùng ôn đới hoặc khí hậu lạnh.

3. Triệu chứng mắc bệnh giun lươn

Người mắc bệnh giun lươn không có những triệu chứng lâm sàng điển hình, tuy nhiên, một số biểu hiện dưới đây có thể là dấu hiệu mắc bệnh giun lươn.

  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Ỉa chảy
  • Viêm da tại chỗ khi có ấu trùng xâm nhập vào cơ thể
  • Xét nghiệm máu thấy thiếu máu nhẹ
  • Lên cơn hen với người bị cơ địa dị ứng
  • Giun lươn lạc chỗ có thể ký sinh ở thực quản, phổi, hạch bạch huyết
  • Phân có mùi hôi tanh

Ngoài những dấu hiệu trên, khi xét nghiệm phân bằng kỹ thuật Kato hoặc Kato-Katz, kết quả trong phân có ấu trùng giun lươn sẽ có ngay sau khi lấy phân làm xét nghiệm.

4. Thời gian ủ bệnh

  • Ổ chứa: Cơ thể người chính là ổ chứa của giun lươn Strongyloides stercoralis. Giun lươn còn có thể sống ở một số động vật khác như chó, khỉ, vượn.
  • Thời gian ủ bệnh: Trong vòng từ 2-4 tuần là khoảng thời gian từ lúc ấu trùng xâm nhập qua da đến khi phát triển thành giun lươn trưởng thành và đẻ trứng. Sau đó, trứng phát triển thành ấu trùng và sống bên ngoài môi trường.
  • Thời kỳ lây truyền: Là thời gian sống của giun cái trưởng thành từ khi chúng được thụ tinh và đẻ trứng. Thời lý lây truyền bệnh giun lươn có thể lên đến 35 năm sau trong trường hợp người bệnh bị tự nhiễm.